Rất nhiều mẹ thắc mắc thời điểm nào cho con ăn dặm là tốt nhất, quy trình cũng như thực đơn như thế nào mới phù hợp với hệ tiêu hóa của con.
Ăn dặm được ví như “mốc trưởng thành” đầu đời của con vì khi ăn dặm không chỉ cơ thể mà cả các giác quan của con sẽ được làm quen với một công việc hoàn toàn mới đó là tập nhai thức ăn và hệ tiêu hóa phải hoạt động theo một cơ chế mới để bé thích nghi với việc ăn dặm.
Để hành trình đầu đời này của con thật suôn sẻ, tràn đầy năng lượng, mẹ hãy theo dõi ngay bài viết này của Rose Baby để có những kiến thức về hành trình ăn dặm của con nhé!
Ăn dặm là gì? Khi nào bé cần ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn bé chuyển dần từ việc ăn hoàn tòa sữa mẹ/SCT sang ăn các lại thực phẩm phong phú đa dạng hơn.
Khi nào con cần ăn dặm?
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn chính của bé là sữa mẹ/SCT. Tuy nhiên vào giai đoạn 6 tháng tuổi, cơ thể bé bắt đầu đòi hỏi thêm nhiều chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm ngoài hơn là sữa mẹ.
Chính vì như thế để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập dần cho con làm quen với các mốc phát triển kĩ năng theo từng giai đoạn, mẹ nên cho bé ăn dặm trước khi con 1 tuổi. Theo WHO khuyến cáo thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu chắc rằng con sẵn sàng ăn dặm.
Dấu hiệu nhận thấy khi bé sẵn sàng ăn dặm:
6 tháng tuổi là thời gian được WHO khuyến cáo là nên cho trẻ ăn dặm, ngoài ra mẹ cũng có thể nhận biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa bằng cách quan sát những dấu hiệu sau:
- Bé cứng cổ, có thể tự mình giữ thẳng đầu (đây là dấu hiệu quan trọng).
- Bé có thể tự mình ngồi hoặc ngồi vững mà ít cần hoặc không cần sự giúp đỡ của người lớn.
- Bé thể hiện sự thích thú và chóp chép nhai khi được mẹ đút một ít thức ăn xay nhuyễn và loãng.
- Bé háo hức ngã người về phía trước khi thấy người lớn ăn.
Khi con đã đủ hoặc gần 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu trên, điều đó có nghĩa là con đã sẵn sàng ăn dặm. Nhưng mẹ cần phân biệt các dấu hiệu của bé sẵn sàng ăn dặm với các dấu hiệu khác vì dễ gây nhầm lẫn, ví dụ như: Trẻ ngậm tay, bú nhiều hơn và hay tỉnh giấc vào ban đêm thì đây không phải là các dấu hiệu của bé sẵn sàng ăn dặm.
Với những bé ăn dặm ở giai đoạn 5 tháng tuổi hoặc sớm hơn thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và mẹ nhớ rằng tuyệt đối không cho con ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì như thế hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa thích nghi được dễ gây ra dị ứng cho bé.
2 Mẹ cho bé ăn bao nhiêu khi ăn dặm
Bé ở giai đoạn 6 tháng ăn bao nhiêu là đủ, một ngày cho bé ăn mấy lần là hợp lý đây là câu hỏi của hầu hết các mẹ lần đầu cho con ăn dặm. Vì thông thường các bé ăn rất ít hay thậm chí có nhiều bé không chịu hợp tác khi mới bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, các mẹ bỉm không cần phải quá băn khoăn về lượng ăn của bé khi mới tập ăn dặm.
Vào giai đoạn dưới 1 tuổi sữa mẹ vẫn luôn là thức ăn chính cung cấp dinh dưỡng cho bé. Các thực phẩm ngoài sữa mẹ trong giai đoạn ăn dặm chủ yếu là để cơ thể bé có thể tập các kĩ năng ăn uống.
Mục đích chính của việc tập dần cho bé ăn dặm là để có thể thuận lợi ăn uống, hấp thu dinh dưỡng từ bên ngoài một cách tốt nhất trước khi bé sang giai đoạn trên 1 tuổi.
3 Chế độ ăn an toàn cho bé
Thực đơn cho trẻ: thực đơn ăn dặm cho bé mẹ nên chọn có đầy đủ các loại thực phẩm đa dạng, nhất và với các loại rau, củ, quả mẹ nên cho bé ăn theo màu sắc cầu vồng. Khi bé tỏ ra không thích một loại thức ăn nào đó, mẹ hãy cứ thỉnh thoảng giới thiệu cho bé nhưng không cần phải ép bé phải ăn.
Một số loại thực phẩm ăn dặm được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên các mẹ nên dùng cho con vì nó mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ:
- Các loại hoa quả: bơ, chuối, táo, việt quốc
- Các loại rau, củ: bông cải xanh, bí đỏ, các loại đậu, khoai tây.
- Các loại thịt chứ nhiều sắt: các loại thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu.
- Các sản phẩm từ sữa: sữa chua, váng sữa.
Một số loại thực phẩm ba mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm:
Hệ tiêu hóa của bé và chúng ta không giống nhau. Một số loại thực dễ gây dị nguy hiểm, khó tiêu hoặc chứa nhiều chất không có lợi cho hệ tiêu hóa non nớt của con.
Mật ong: tuy với người lớn chúng ta có rất nhiều tác dụng bổ ích, nhưng với hệ tiêu hóa non nớt của con thì không phải như thế, chính vì vậy tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong cũng như các loại thức ăn chứa mật ong.
Muối và các loại thực phẩm chế biến sẵn chứ nhiều muối.
Đường và các sản phẩm chứa đường ( nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, kẹo…)
Các quả tròn nhỏ dễ gây hóc, nghẹn nên được sơ chế và chế biến cẩn thận trước khi cho trẻ ăn.
4 Thực đơn cho bé từ 6-12 tháng tuổi
Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi
Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn với một số loại thực phẩm đơn giản sau:
- Cháo trắng loãng được nghiền nhuyễn cùng các loại rau như bông cải xanh, bí đỏ…
- Chuối nghiền trộn với sữa mẹ
- Bơ nghiền với sữa mẹ
- Bí đỏ nghiền với sữa mẹ
- Cà rốt nghiền với sữa mẹ
Việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa trong một ngày cũng tùy thuộc vào thời gian và điều kiện của mẹ. Nhưng thông thường với bé ở giai đoạn này mẹ cho bé ăn 1 bữa ăn dặm/ngày để làm quen, sau đó có thể tăng lên 2 bữa/ngày tùy theo nhu cầu của bé.
Thực đơn cho bé từ 7 đến 9 tháng
Một tháng kể từ ngày bé ăn dặm, mẹ có thể đẩy nhanh tiến độ thức ăn để kĩ năng nhai của con được phát triển và kích thích thèm ăn hơn. Thức ăn của con vẫn cần đảm bảo được an toàn thực phẩm cũng như vệ sinh an toàn tốt nhất.
Đối với bé ở giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung thêm thịt gà ( lườn gà, ức gà), thịt lợn, cá nước ngọt vào chế độ dinh dưỡng cho bé.
Cách chế biến mẹ nên chế biến riêng từng loại thực phẩm sau đó mới cho chung vào chứ không nên bỏ hết tất cả các thành phần vào nấu chung một lần, vì khi hầm sẽ khiến mùi vị thức ăn bị trộn lẫn vào làm cho bé cảm thấy không ngon miệng.
Trước khi cho bé ăn bất kì loại thực phẩm nào mới, mẹ hãy cho bé làm quen với lượng thức ăn từ ít đến nhiều trong vòng 3 ngày để thử phản ứng dị ứng của con rồi mới cho bé ăn với lượng bình thường nhé!
Khi con bước qua giai đoạn 9 tháng tuổi mẹ có thể thay cháo, bột xoay nhuyễn bằng các hạt cháo vỡ được nấu mềm nhừ và có thêm hải sản. Ngoài ra hệ tiêu hóa của bé lúc này cũng vững vàng hơn nhiều mẹ có thể cho bé ăn thay đổi bằng các từ tinh bột khác như mì, bún, nui… được chế biến an toàn và không chứa muối.
Thực đơn cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi
Đến tháng thứ 10 bé có thể ăn cháo đặc và hầu hết các loại đạm. Nhưng lưu ý rằng mẹ vẫn nên thử dị ứng cho bé trước khi cho con ăn một thực phẩm mới và cho bé ăn theo nhu cầu chứ không nên ép bé ăn quá nhiều.
Khi bé bước qua giai đoạn 10 tháng sẽ có sự thay đổi so với các tháng trước đây, là xuất hiện thêm các món lỏng để bé tập kĩ năng dùng muỗng. Nếu mẹ thấy con hoàn thiện kĩ năng bốc món sớm hơn thì có thể cho con dùng thìa từ tháng thứ 9.
Thực đơn cho bé 11 tháng tuổi được Viện dinh dưỡng giới thiệu đến các mẹ bao gồm các món: cháo hoặc bột kết hợp với tôm, cua, thịt, cá, gan động vật. Các món này mẹ có thể luân phiên thay đổi kết hợp thêm với rau củ và cháo để bé ăn hàng ngày. Thức ăn không cần thiết phải xay nhuyễn mà mẹ nên cắt hạt lựu thật nhỏ để con tập kỹ năng nhai.
Bước sang giai đoạn 12 tháng tuổi, bé có thể ăn cơm nát và thực phẩm được cắt nhỏ theo kích thước phù hợp. Mỗi ngày mẹ có thể tập cho con ăn một bữa ăn hoàn chỉnh, không cần đến sữa. Lúc này con đã ăn được nhiều loại thực phẩm nên mẹ cần chú ý đổi mới thực đơn hàng ngày để con luôn hứng thú và khám phá bữa ăn nha mẹ.
Chúc mẹ và bé có những bữa ăn thật ngon miệng và bé cưng phát triển thật tốt nhé!
Rose Baby thương hiệu bỉm số 1 của cha mẹ Việt!
https://shopee.vn/rosebabymn
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/rose-baby-viet-nam
LAZADA: https://www.lazada.vn/rose-baby-viet-nam1622098373/…