Những ngày gần đây thời tiết bắt đầu chuyển mùa từ mùa nắng sang mùa mưa, khí hậu bắt đầu ẩm thấp tạo điều kiện cho siêu vi, vi khuẩn, các loại nấm da,…phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bệnh ở trẻ nhỏ vào mùa mưa, thường xuyên xảy ra ba mẹ hãy cùng Rose Baby tìm hiểu những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa và cách phòng tránh nhé.
Những bệnh ở trẻ nhỏ vào mùa mưa
1 Bệnh cảm cúm
Cảm cúm là bệnh lây truyền có biểu hiện đa dạng, từ nhẹ đến nặng có thể gây tử vong. Đôi khi cảm cúm bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, do vậy cần phân biệt để theo dõi và điều trị bệnh phù hợp.
Thời tiết chuyển mùa trở nên ẩm thấp, kèm theo mưa đầu mùa làm cho bé rất dễ bị nhiễm lạnh. Bệnh cảm lạnh và cảm cúm thông thường bao gồm như ho, chảy nước mũi, hắt hơi,… bệnh này thường lây lan qua đường hô hấp ví dụ như bé hít phải virus bệnh trong môi trường không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bệnh,…
Biện pháp phòng tránh
Để phòng tránh bệnh cảm cúm và cảm lạnh cho bé mẹ không nên để bé dính phải nước mưa, vì trẻ nhỏ thường rất thích trời mưa nên đôi khi sẽ nghịch ngợm nghịch phá nước mưa. Cần tắm nước ấm cho bé, không nên tắm quá lâu và cần lau khô tóc ngay sau khi tắm.
Mẹ cũng có thể tăng sức đề kháng cho bé bằng việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thông qua những thực phẩm ăn hàng ngày. Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C, các dưỡng chất từ thịt cá trứng sữa, đảm bảo bé uống đủ nước và ngủ đủ giấc cho một ngày.
Khi bé có dấu hiệu hơi nóng nhẹ mẹ nên cho bé uống ngay thuốc hạ sốt dạng bột dành riêng cho trẻ nhỏ để phòng tránh virus phát triển thêm thành bệnh. Bổ sun thêm nhiều trái cây tươi trong mỗi bữa ăn cho bé.
2 Bệnh ở trẻ nhỏ bệnh Sốt xuất huyết
Mùa mưa chính là cơ hội tốt nhất để muỗi vằn phát triển, vào mùa mưa khắp nơi đều là ao tù nước đọng là điều kiện thích hợp để muỗi vằn đẻ trứng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Những biểu hiện của bệnh:
Triệu chứng nhẹ sẽ sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, tình trạng kéo dài từ 2 đến 7 ngày, rất khó hạ sốt. Trên tay chân bắt đầu nổi mẫn đỏ, phát ban.
Triệu chứng nặng chảy máu cam, chảy má chân răng, chấm xuất huyết ngoài da, kèm theo đau bụng, buồn nôn nhiệt độ chân tay hạ thấp, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi lừ đừ nếu không chữa trị kịp thời bệnh gây nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh bệnh
Ngủ màn, mặc quần áo dài cho bé phòng muỗi đốt
Xử lý những ao tù nước đọng xung quanh nhà, đậy kín các nắp lu, chậu chứa nước của gia đình ngăn không cho lăng quăng phát triển.
Thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chóng bệnh.
Khi có dấu hiệu sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám tư vấn điều trị kịp thời.
Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát hạn chế sự phát triển của muỗi.
3 Bệnh tay chân miệng
Bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút Enterovirus 71 và Coxsackievirus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.
Bệnh rất dễ lây lan và lây lan nhanh từ trẻ này sang trẻ khác trong lúc các bé chơi đùa với nhau hay qua người chăm sóc bé và môi trường xung quanh không được đảm bảo vệ sinh.
Bệnh pháp phòng bệnh
4 Bệnh đường hô hấp
Bệnh pháp phòng ngừa
Hotline: 0943 725 979
Website: http://louisarose.vn
Gmail: louisarose.vn@gmail.com
Shopee: https://shopee.vn/rosebabymn
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/rose-baby-viet-nam
LAZADA: https://www.lazada.vn/rose-baby-viet-nam1622098373/…