Mẹ không nên tắm cho bé khi nào

Vệ sinh tắm gội cho bé thường xuyên và đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé, thế nhưng không phải bất cứ lúc nào mẹ cũng có thể tắm cho bé đâu. Một số trường hợp mẹ cần hạn chế để nước tiếp xúc vào người bé, cùng Rose Baby tìm hiểu những trường hợp nào mẹ không nên tắm cho con nhé!

1 Không nên tắm ngay sau khi ăn xong

Các mẹ thường có thói quen sẽ tắm cho bé sau khi ăn, bởi mỗi bữa ăn có thể xem là một trận chiến thế nên thức ăn sẽ làm bẩn khắp nơi, cho nên mẹ thường tắm cho bé sau khi ăn. Sau bữa ăn, dạ dày của trẻ đang làm việc co bóp, nhào trộn thức ăn để tiêu hóa.

Nếu như mẹ mang bé đi tắm ngay sau khi ăn sẽ dễ gây nôn ói, nguy hại cho dạ dày. Ngoài ra sau khi ăn nếu tắm liền các mạch máu sẽ giãn nở, máu sẽ dồn về phía vùng da nhiều hơn trong khi đó lượng máu lưu thông đến hệ tiêu hóa sẽ giảm đi khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, sau khi ăn khoảng 1-2h đồng hồ là thời điểm thích hợp nhất để tắm cho bé.

Tư vấn] Tắm cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là đủ

2 Sau khi tiêm chủng

Hạn chế tắm và để nước tiếp xúc vào vết tiêm sau khi tiêm chủng. Sau tiêm trên da bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu để bé tiếp xúc với nước, vi khuẩn trong nước có thể theo đó mà xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Chính vì thế mẹ nên lưu ý sau khi tiêm dùng khăn ấm lau sạch người cho bé hoặc cho bé nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ sau đó mới tắm cho bé, nhưng hạn chế để nước tiếp xúc đến chỗ tiêm mẹ nhé!

Top 9 Địa Điểm Tiêm Chủng Cho Trẻ Tốt Nhất Trên Toàn Quốc | Cleanipedia

3 Không nên tắm khi trẻ đang đói

Các nhà nghiên cứu cho biết, khi bé đang đói thì không nên tắm ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.

4 Khi con đang sốt

Khi trẻ bị bệnh việc tắm đúng cách có thể giúp cho trẻ hạ sốt một cách hiệu quả. Nhưng nếu như em bé của bạn sốt cao trên 39 độ thì tuyệt đối không được tắm cho bé, rất có thể gây nguy hiểm bởi vì bé bị ớn lạnh, co giật, xung huyết do các cơ quan nội tạng trong cơ thể không cung cấp máu kịp thời. Ngoài ra, trường hợp bé sốt nhẹ mẹ cũng chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm, sức đề kháng còn yếu việc tắm cho bé khi đang bệnh sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Điều mẹ cần làm ngay khi trẻ bị sốt

5 Không nên tắm khi da trẻ đang bị tổn thương

Khi bé bị các tổn thương ngoài da như viêm da, chốc lở, nhọt lớn, bỏng, chấn thương… thì bạn nên tránh tắm cho bé. Vì những vết thương hở lớn có thể dễ dàng lan rộng hoặc bị thương nặng khi có nước vào. Cách tốt nhất Mẹ nên đợi vết thương khô rồi mới tắm cho trẻ để hạn chế tình trạng lây nhiễm, bệnh tật.

6 Không tắm đêm

Nhiều mẹ có thói quen tắm cho trẻ trước khi đi ngủ, điều này có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Nhưng làm như vậy, dù mẹ có tắm nước nóng cũng rất nguy hiểm. Vào ban đêm, khi các tĩnh mạch da giãn nở, tắm cho bé lúc này rất dễ bị cảm lạnh.

7 Một số lưu ý khi tắm cho trẻ

  • Đừng rời xa bé dù chỉ một phút. Nếu bạn đang tắm cho con và có ai đó gõ cửa hoặc chuông điện thoại và mẹ cảm thấy mất kiên nhẫn, hãy quấn khăn cho con và mang theo bên mình.
  • Không cho bé vào bồn, chậu khi nước vẫn đang chảy, vì nhiệt độ của nước sẽ thay đổi khi nước tăng lên sẽ khiến bé bị nóng hoặc lạnh đột ngột, mẹ sẽ không kịp. kiểm soát nhiệt độ thực sự thích hợp.
  • Kiểm tra độ an toàn của bồn tắm trước khi tắm cho bé, đặc biệt là những nơi có nước đọng và sàn trơn trượt. Bạn có thể trang bị một tấm thảm tắm cao su để thấm nước và tránh trơn trượt. Ngã trong phòng tắm cũng có thể không tốt cho em bé của bạn.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước tắm. Nhiệt độ khoảng 29-30 độ C là vừa phải đối với trẻ sơ sinh, mặc dù trẻ thích tắm bằng nước mát hơn.
  •  Khi tắm cho trẻ 0-6 tháng tuổi, mực nước tối ưu là 5-7 cm, đối với trẻ lớn, mực nước không được quá thấp khi trẻ đang ngồi.
  •  Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ như sữa tắm, khăn tắm,… đảm bảo mẹ sẽ không rời bé khi đang tắm. không để bé ngồi một mình trong thau hoặc bồn tắm.
  • Sử dụng sữa tắm và dầu gội có độ PH thích hợp dành riêng cho trẻ sơ sinh, dùng với số lượng vừa phải nếu không sẽ làm tổn thương đến da bé.

Kết luận:

Phía trên là những trường hợp mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho bé, bởi việc tắm gội vệ sinh là tốt nhưng trong những trường hợp nhất định chúng ta cần hạn chế để có thể bảo vệ bé yêu một cách toàn diện. Chúc mẹ và bé của Rose luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé!

Sau khi tắm việc thay tã cho con là rất cần thiết, mẹ lau người thật khô cho bé sử dụng phấn em bé kèm theo cuối cùng là mặc tã Rose Baby để bé yêu thông thoáng cả ngày!

CÔNG TY CP LOUISA & ROSE

Hotline: 0943 725 979

Website: http://louisarose.vn

Gmail: louisarose.vn@gmail.com

#rosebabyvietnam #tabim #chamsoctresosinh

LIÊN HỆ MUA HÀNG

Để lại thông tin và đội ngũ tứ vẫn sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất








    LIÊN KẾT

    đối tác
    đối tác
    đối tác
    đối tác
    đối tác

    MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

    Toàn quốc với hóa đơn trên 1 triệu

    đối tác

    HỖ TRỢ ONLINE 24/7

    Đội ngũ mẹ bỉm sữa giàu kinh nghiệm

    đối tác

    KHUYẾN MÃI HẤP DẪN

    Khi mua hàng tại lazada, tiki, shoppe ...

    đối tác

    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Tuyệt đối an toàn ngay cả đối với làn da nhạy cảm nhất