Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, phụ nữ mang thai sẽ thay đổi rất nhiều từ thể chất và cả mặt tinh thần. Chóng mặt cũng là một triệu trứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu sẽ có cảm giác lâng lâng, choáng váng khi đứng lên hoặc cúi người xuống, thậm chí là khi mẹ đang di chuyển bình thường. Vậy mẹ bầu bị chóng mặt thì phải làm sao, điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi không? Cùng Rose tìm hiểu ngay nhé!
Những nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị chóng mặt
Những nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị chóng mặt, phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, cơ thể thai phụ thay đổi làm cho bà bầu bị chóng mặt vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là phổ biến nhất. Các nguyên nhân dưới đây là những nguyên nhân chính:
Ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp, mẹ bầu bị chóng mặt nguyên nhân cũng do chứng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai. Ốm nghén là hội chứng hyperemesis gravidarum bao gồm các tình trạng buồn nôn nghiêm trọng, giảm cân, rối loạn chất điện giải đây cũng chính là nguyên nhân khiến thai phụ bị chóng mặt.
Thay đổi hormone và hạ huyết áp
Trong thời gian mang thai, lượng hormone của mẹ thay đổi để giúp tăng lượng lưu thông máu trong cơ thể để hỗ trợ việc em bé phát triển trong tử cung. Lượng máu tăng lên làm cho huyết áp của mẹ bị thay đổi, huyết áp thay đổi làm cho thai phụ bị chóng mặt, choáng váng đôi khi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nhất là khi chuyển từ nằm xuống hay từ ngồi sang đứng lên.
Sự phát triển của thai nhi tạo áp lực lên tử cung
Thai nhi dần phát triển và lớn dần theo thời gian, điều này đồng nghĩa với bụng mẹ sẽ to ra để có thể bảo bọc bé. Thai nhi lớn dần tạo áp lực lên tử cung làm cho mẹ bầu bị chóng mặt. Nguyên nhân này thường phổ biến ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối giai đoạn mang thai, khi thai nhi bắt đầu lớn dần lên.
Dấu hiệu của mẹ bầu bị chóng mặt
Bà bầu mang thai khi bị chóng mặt thường có những dấu hiệu sau:
Choáng váng
Đầu óc quay cuồng
Hoa mắt, mờ mắt
Buồn nôn
Đầu óc lâng lâng
Mệt mỏi
Đau đầu
Mất thăng bằng
Những trạng thái chóng mặt khi mang thai thường gặp:
Mẹ bầu chóng mặt buồn nôn 3 tháng cuối
Chóng mặt toát mồ hôi
Chóng mặt nhức đầu
Chóng mặt buồn nôn.
Phương pháp trị chóng mặt hiệu quả cho mẹ bầu
Tìm sự hỗ trợ của bác sĩ
- Lời khuyên về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
- Tôi nên uống thuốc gì cho chứng chóng mặt?
- Một số trường hợp thậm chí yêu cầu giám sát.
2 Không tự ý dùng thuốc khi mẹ bầu bị chóng mặt
3 Ăn uống khoa học và dinh dưỡng