Bệnh tay chân miệng một loại bệnh khá phổ biến vào mùa hè, nếu không nhận biết được và nắm rõ nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng bệnh cho trẻ.
1 Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng, một loại bệnh thường xảy ra vào những ngày hè oi bức, là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây tra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc ở da chủ yếu tập trung ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và bênh trong miệng của bé.
Theo như bộ y tế Việt Nam khuyến cáo, hầu hết các triệu chứng đầu diễn biến rất nhẹ, tuy nhiên có một số trường hợp, tình trạng bệnh diễn biến khá nhanh, trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2 Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng
Bệnh xảy ra chủ yếu do nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Ở triệu chứng nhẹ nhóm virus thường gặp nhất chính là Coxsackievirus A16, thường ít biến chứng và sẽ tự khỏi. Nhóm còn lại sẽ gây bệnh nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn có thể gây ra tử vong. Những virus này sống trong đường tiêu hóa và khi mắc bệnh sẽ dễ lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, nước bọt,…
Theo thống kê trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, bởi lúc này sức đề kháng của trẻ con non và chưa hoàn thiện. Trẻ trên độ tuổi đó kể cả người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn. Đối với những vùng ôn đới, bệnh xảy nhiều nhất vào mùa hè và đầu mùa thu, nhưng với những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì bệnh có thể xảy ra quanh năm. Đặc biệt bệnh thường xảy ra khi trẻ đi học mầm non, đến những nơi công cộng, những chỗ vệ sinh kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3 Dấu hiệu nhận biết bệnh
Thời kỳ ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày, không có dấu hiệu đặc biệt ở trẻ em.
Thời kỳ khởi phát: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy và các triệu chứng khác xuất hiện trong 1-2 ngày, vài lần trong ngày.
Thời kỳ trưởng thành: kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng điển hình như:
- Loét miệng: trên niêm mạc miệng, lợi, lưỡi xuất hiện các vết loét đỏ hoặc mụn nước có đường kính từ 2-3mm gây đau miệng, chán ăn, bỏ bú.
- Nổi mẩn đỏ: Đặc điểm này rõ ràng nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, các nốt ban đỏ có đường kính vài mm, nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông rồi chuyển thành mụn nước. Các mụn nước chứa đầy dịch và có thể vỡ ra, khiến trẻ rất đau đớn.
Thời kì hậu bệnh:
4 Biến chứng của bệnh tay chân miệng
- Viêm màng não do virus: Đây là tình trạng nhiễm trùng và viêm ở màng não và dịch não tủy (bao quanh não cùng tủy sống).
- Viêm não: Tình trạng này rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, do virus gây ra viêm ở não.
- Liệt chi: người bệnh yếu, liệt mềm một hoặc nhiều chi.
Đồng thời, bệnh cũng có thể gây ra biến chứng đến hô hấp tuần hoàn như: tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp và tử vong nhanh chóng.
5 Cách phòng ngừa bệnh lây lan
Làm sạch nơi ở sinh hoạt, đồ chơi cho trẻ
Phải dọn dẹp nhà cửa, môi trường xung quanh nhà ở, trường học thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những bề mặt tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, thành cầu thang, sàn nhà, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống
Cách ly và kịp thời điều trị
CÔNG TY CP LOUISA & ROSE
Hotline: 0943 725 979
Website: http://louisarose.vn
Gmail: louisarose.vn@gmail.com